BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ P2

Thietbidiennamthanh.vn xin gửi đến quý khách hàng phần 2 của bài viết Biện pháp thi công hệ thống điều hòa không khí.

Nội dung chính trong bài (Ẩn)
BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ P2
Quý khách có thể tham khảo thêm một số sản phẩm:
=>> Bảng giá tụ bù Himel  Hot 

8, BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT HỆ ỐNG GIÓ :

Nội dung công việc:
Lắp đặt hệ thống thông gió và thoát khói.
Phạm vi công việc :
Công việc được tiến hành theo tiến độ và bản vẽ thi công đã được duyệt. Tuân thủ các tiêu chuẩn được qui định trong hồ sơ mời thầu, các công việc bao gồm: Ống gió tươi, gió thải, gió tuần hồi, gió cấp và các ống gió ở khu vực chịu lửa.
Tài liệu liên quan:
Bản vẽ đã được chấp thuận.
Vật tư đã được chấp nhận.
Phương pháp theo các bước trình tự :
Định vị tuyến ống theo bản vẽ thi công được duyệt và lắp đặt giá đỡ.
Vận chuyển ống gió từ kho công trình đến nơi lắp đặt.
Bảo ôn ống gió, cách nhiệt chống cháy.
Kiểm tra, vệ sinh ống gió trước khi lắp ráp.
Lắp đặt ống gió trên giá đỡ theo đúng bản vẽ thi công.
Kết nối các ống gió với nhau.
Nghiệm thu.
Lắp đặt
Trong phần lắp đặt do số lượng ống gió lớn vì vậy chủ yếu dùng các thiết bị chuyên dụng để nâng ống gió, cách âm, các van vào vị trí theo bản vẽ đã duyệt.
Chuyển và nâng ống gió :
-Ống gió được chuyển đến vị trí thi công bằng xe nâng hoặc các phương pháp thủ công.
-Nâng ống gió để đưa vào vị trí lắp đặt bằng thiết bị nâng chuyên dụng SLA- 15, SAL-25, ròng rọc, palăng hoặc thủ công.
Bảo ôn và cách nhiệt chống cháy ống gió :
-Vệ sinh sạch bề mặt ống gió.
Bôi keo lên mặt đinh, tiến hành dán đinh lên ống gió với khoảng cách giữa các đinh với nhau là 300 mm, thời gian keo khô 12 giờ.
Cắt len cách nhiệt theo kích thước ống gió, len cách nhiệt làm bằng sợi thuỷ tinh có lớp bạc phủ ngoài.
 Dán len cách nhiệt lên ống gió , len cách nhiệt ghim vào đinh đã dán trên mặt thành ống gió, bẻ cong đinh và được giữ chặt bằng vòng đệm ( washer) .
Chổ ghép bằng thép góc sẽ được bọc cách nhiệt sau khi ống gió đã kết nối với nhau.
Các vùng chịu cháy bọc thêm vật liệu chống cháy Promatect-L500, dày 35mm.
Kết nối ống gió với ống gió (kết nối ống gió bằng mặt bích thép góc) :
Kết nối ống gió bằng mặt bích thép góc
-Định vị và tiến hành ghép nối.
-Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp joint (self adhesive elastomeric foam gasket tape) dầy 2-4 mm.
-4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
Kết nối ống gió bằng mặt bích dạng TDC và TDF:
-Định vị và tiến hành ghép nối.
-Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp joint (self adhesive elastomeric foam gasket tape) dầy 2-4 mm.
-4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
-Dùng nẹp TDC và TDF cài 2 mặt bích lại với nhau, khoảng cách giữa 2 nẹp là 150mm
Kết nối ống gió bằng mặt bích bằng dạng nẹp C.
-Định vị và tiến hành ghép nối
-Dùng nẹp C (dài tương ứng với 4 cạnh của ống gió) ghép 2 đầu ống gió lại với nhau, sau đó xịt Silicon xung quanh nẹp C.
Kết nối ống gió bằng mặt bích bằng dạng nẹp C.
-Định vị và tiến hành ghép nối.
-Dùng măng sông kết nối 2 đầu ống lại với nhau.
-Khoan lỗ rút rive giữa 2 đầu ống với măng sông.
-Xịt silicon xung quanh măng sông.
Kết nối ống gió với nối mềm (flexible joint) :
-Định vị và tiến hành ghép nối.
-Cắt tôn dầy 0.6mm làm nẹp 30mm x 0.6mm có chiều dài ứng với kích thước chu vi của ống gió cần kết nối.
-Khoan lỗ rút ri vê (rivet) giữa nẹp, ống nối mềm và ống gió.
-Xịt silicon xung quanh.
Kết nối ống gió mềm với hộp miệng gió
-Định vị và tiến hành ghép nối.
-Ống gió mềm kết nối hộp miệng gió được bằng nẹp 20mm x 0.6mm có chiều dài ứng với kích thước chu vi ống gió mềm.
-Siết chặt đai ốc để nẹp ép chặt ống gió mềm vào thành hộp gió.
Kết nối ống gió với van điều chỉnh lưu lượng ,van ngăn lửa, van 1 chiều:
-Định vị và tiến hành ghép nối.
-Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp joint (self adhesive elastomeric foam gasket tape) dầy 2-4 mm.
-4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
Kết nối ống gió với phụ kiện co, giảm cấp (Tương tự như kết nối ống gió).
-Định vị và tiến hành ghép nối.
-Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp joint (self adhesive elastomeric foam gasket tape) dầy 2-4 mm.
-4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4 bulon và xịt silicon ở 4 góc.
-Lắp mái hắt (louver) và hộp gom gió (plenum box) với tường :
-Louver được bắt vào bề mặt ngoài trời của tường :
-Lấy dấu 4 góc của louver đóng tăckê nhựa.
-Bắt louver vào tường bằng vít xoay.
-Xịt silicon xung quanh louver.
-Plenum box được bắt vào mặt trong của tường :
-Plenum box đưa lên giá đỡ và lỗ opening của tường.
-Giữa plenum box và tường giữ bằng tôn L 30x25x1mm.
-Tôn L với tường khoan đóng tăckê nhựa và bắt vít xoáy.
-Phần tôn L với plenum box khoan lỗ rút ri vê.
-Xung quanh tôn L xịt silicon.
Kết nối cửa gió với ống gió :
-Lấy dấu 4 góc của miệng gió.
-Khoan và đóng tắc kê sau đó lắp ty vào.
Kết nối giữa cửa gió và ống gió bang ống nối mềm.
-Dùng dây kẽm siết chặt phần tiếp ống mềm với ống gió.Sau đó dùng băng keo bạc dán lại điểm tiếp xúc.
Thử xì ống gió.
Phương pháp thử xì đường ống gió áp dụng theo tiêu chuẩn DW/ 143( Xem tiêu chuẩn đính kèm): Dùng nylon bít kín các đầu chờ của ống gió, phần ống gió có bảo ôn phải chừa lại các mặt bích (mối nối ống) để bảo ôn sau khi thử xì, còn phần thân ống bảo ôn trước rồi lắp đặt đường ống tương đối hoàn chỉnh để thử xì.

9,BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT HỆ ĐIỆN (MÁNG ĐIỆN, TỦ ĐIỆN, DÂY ĐIỆN)

Biện pháp thi công chi tiết:
Qui định chung:
Màu cáp:
Màu các pha dẫn thông thường: đỏ , xanh , vàng.
Màu cho dây trung tín: đen.
Màu cho dây tiếp địa an toàn : xanh/vàng,hoặc có thể dùng xanh lá.
Dây cáp điện phải được sắp xếp, đánh dấu theo tuyến rõ ràng dễ bảo trì.
Dùng dây rút cáp để giữ cáp.
Qui trình lắp đặt :
Đánh dấu bằng mực phát quang hoặc mực có màu sắc tương phản với tường, trần, sàn nhà.
Lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ đường dẫn cáp.
Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp. Cân chỉnh theo cao độ và cố định chắc chắn. Kiểm tra và làm vệ sinh bên trong hệ đường dẫn cáp để chắc chắn rằng bề mặt kéo cáp và day điện là trơn nhẵn. Việc lắp đặt các co khuỷ, ngã rẽ, giảm cấp của hệ thống khay cáp, thang cáp, máng cáp phải tuân thủ qui định về bán kính cong tối thiểu để việc kéo cáp và dây điện được dễ dàng.
Đối với hệ thống dẫn dây điện bằng ống uPVC, cần phải sử dụng keo dán ở các mối ghép nối khi chôn trong sàn bê-tông hoặc đặt âm trong tường. Các co, khuỷ phải có góc uốn nhỏ hơn 45 độ, trong trường hợp cần phải đạt góc uốn lớn hơn, cần phải uốn ống ở nhiều điểm khác nhau trên ống. Tổng số lượng các góc uốn phải nhỏ hơn 3 góc 90 độ giữa 2 điểm ra dây.
Tiến hành kéo dây và cáp theo từng phụ tải và sắp xếp có thứ tự trong máng cáp, khay cáp, tránh trường hợp chồng chéo hoặc xoắn vào nhau.
Sau khi lắp đặt dây cáp:
Nhất thiết phải đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của dây và cáp trước khi thực hiện việc đấu nối dây vào thiết bị và tủ điện.
Vệ sinh và đậy kín hệ thống đường dẫn cáp ở các nơi có người xâm nhập và các trục đứng xuyên tầng.
Lắp tủ điện:
Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện và các đường cáp vào/ ra tủ điện trên mặt bằng bằng mực phát quang hoặc loại mực có màu sắc tương phản với màu sắc của tường và sàn nhà.
Đổ bệ móng cho các tủ điện đặt trên sàn với kích thước thích hợp.
Thực hiện việc khoan và lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ thống đường dẫn cáp vào / ra tủ.
Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp và cân chỉnh theo cao độ qui định trong bản vẽ.
Kiểm tra sự phù hợp theo catalogue và đơn đặt hàng của tủ điện khi nó được vận chuyển đến công trường.
Vận chuyển tủ điện đến nơi lắp đặt bằng phương pháp thích hợp:
Đối với tủ điện đặt trên sàn, dùng các phương tiện như con lăn, thanh ray, xe cần cẩu, xe nâng, tời kéo, con đội, ...
Đối với tủ điện loại treo tường, thường là có kích thước nhỏ và trọng lượng bé nên có thể dùng xe nâng, giá đỡ, sức người, ... để lắp đặt vào vị trí.
Lắp đặt cố định tủ và kết nối hệ đường dẫn cáp với tủ.
Làm vệ sinh bên trong và bên ngoài tủ.
Đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của các đường dây điện và cáp điện trước khi tiến hành đấu nối vào tủ. Ghi lại các trị số đo được vào các biểu mẫu đã được ban hành.
Thực hiện việc đấu nối cáp và dây điện.
Sau khi lắp đặt:
Dùng máy hút bụi, máy thổi khí nén làm vệ sinh tủ. Kiểm tra lại một lần nữa các mối nối về độ cứng chắc của bu-lon, cách điện của đầu cáp, màu sắc và bảng số đánh dấu cáp.
Bao che tủ điện chống bụi bặm và va chạm cơ học.
Đấu nối với tủ điện và thiết bị:
Kiểm tra dây:
-Kiểm tra độ cách điện của dây.
-Kiểm tra thông mạch.
Kiểm tra tủ điện và thiết bị:
-Kiểm tra cách điện của tủ
-Kiểm tra cách điện của thiết bị.
-Đưa cáp vào tủ và thiết bị:
-Sau khi kiểm tra,cắt cáp vừa đủ để đấu nối vào vị trí
Dùng chụp đầu nối cáp có màu phù hợp luồn vào cáp để đánh dấu.
Dùng đầu nối cáp phù hợp để đấu vào cáp(với cáp có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50mm2 thì phải dùng kiềm bấm thuỷ lực.
Sau khi xong công tác đánh dấu ,bấm đầu nối cáp đấu vào tủ và thiết bị ,phải bảo đảm lực xiết đầu đầu nối tiếp xúc tốt và chắc chắn vào thanh dẫn điện của tủ hoặc thiết bị.
Sau khi đấu nối:
-Kiểm tra lại công việc đấu nối không xảy ra nhầm lẫn giữa các pha.

10,HIỆU CHỈNH – ĐO ĐẠC HỆ THỐNG


Mục tiêu của việc đưa hệ thống vào hoạt động nhằm đảm bảo việc lắp đặt các thiết bị hoạt động đúng theo các yêu cầu của đặc điểm kỹ thuật thiết kế.
Hoạt động hệ thống được khẳng định như là bước tiếp theo của việc lắp đặt từ giai đoạn hoàn tất các thiết bị đến các việc khác thoả mãn các yêu cầu đặc biệt. Việc này bao gồm cả việc cài đặt hoạt động và cân bằng hệ thống.
Trong khi đó công việc kiểm tra khi chạy thử gồm việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một hệ thống đang được đưa vào hoạt động.
Cần thiết phải ghi nhận lại kết quả của tất cả các bước kiểm tra và đo đạc. Quá trình đưa vào hoạt động có thể bị tạm ngưng, cần phải ghi nhận đầy đủ tình trạng hoạt động lúc đó. Điều rất quan trọng là cần thiết phải cung cấp hồ sơ trong quá trình chạy thử như là một phần của thông tin bàn giao.
Việc đưa vào hoạt động và kiểm tra chạy thử đạt hiệu quả cần một thủ tục được lập kế hoạch một cách kỹ lưỡng và có hệ thống và thủ tục này phải do đội ngũ giỏi và có kinh nghiệm thực hiện; phải lập lịch trình tất cả các hoạt động gồm cả sơ đồ tổ chức, các thiết bị đo được cân chỉnh và việc điều hành các công việc thực tế. Các công việc chuẩn bị gồm cả công việc lập kế hoạch và lên lịch tất cả các thủ tục, việc thu thập các số liệu cần thiết, việc xem xét các số liệu được chọn, nghiên cứu hệ thống sẽ hoạt động, chuẩn bị và thực hiện sơ bộ các kiểm tra công trường.
Không có một thủ tục chạy thử nào được áp dụng cho tất cả các hệ thông khác nhau. Tuy nhiên có một điều được thống nhất là hệ thống gió được thực hiện đầu tiên, sau đó đến hệ thống nước và cuối cùng là hệ thống gas.
Thông tin liên hệ:
THIETBIDIENNAMTHANH.VN
Trụ sở chính: Ngõ 521/42 Đường An Dương Vương, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0384.383.224
Email: Namthanhie67@gmail.com
Thietbidiennamthanh.vn trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi, rất mong nhận được phản hồi và ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn./.
 
 
 
Chia sẻ:chia sẻ
0384383224